Theo ông Bá Phong, để tạo nên trường đại học tốt, thay vì chạy theo thứ hạng cao, phải là trường đại học thực làm và thiết yếu với xã hội.
Cụ thể, trường đại học tốt phải là trường đào tạo theo vị trí việc làm các doanh nghiệp đang thông báo tuyển dụng thay vì đào tạo theo chuyên ngành chung chung, khó áp dụng vào thực tiễn.
Khi vào trường, sinh viên sẽ được đi khảo sát ngành mình đang học xem có những vị trí việc làm nào và được tự do lựa chọn từ 3 – 4 vị trí việc làm mình mong muốn để được đào tạo.
“Thực tế, không có trường đại học đào tạo sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm mấy chục vị trí việc làm một lúc. Ví dụ trong ngành Công nghệ thông tin có khoảng 30 vị trí việc làm, mỗi vị trí có 3 cấp độ gồm Junior (Sơ cấp), Mid-Level(Trung cấp)và Senior (Cao cấp).
Cho nên, thay vì đào tạo chung chung, sinh viên có thể chọn 4 vị trí việc làm để được đào tạo, ví dụ như Frontend developer(Lập trình giao diện website), UI/UX Designer (Thiết kế giao diện người dùng), Digital content creator (Sáng tạo nội dung số) hay Marketing online…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đáp ứng ngay nhu cầu tuyển dụng theo các vị trí việc làm doanh nghiệp đang tìm kiếm”, ông Bá Phong nói, đồng thời đề xuất, trường đại học không chỉ là nơi cấp bằng đại học mà nên cấp thêm chứng nhận đào tạo theo vị trí việc làm để sinh viên dễ dàng ứng tuyển các vị trí tại công ty, doanh nghiệp.
Việc xây dựng chương trình học, theo ông Bá Phong, cũng nên dựa trên lộ trình: Giai đoạn 1 học đại cương, giai đoạn 2 học cơ sở ngành, giai đoạn 3 học theo vị trí việc làm.
“Để làm được điều này, chính những giảng viên của trường phải là người đi làm – tức vừa tham gia giảng dạy, vừa đi làm tại doanh nghiệp”, ông Bá Phong nói.
Ngoài ra, theo ông Bá Phong, một ngôi trường tốt phải là trường gắn với doanh nghiệp và thế giới việc làm. Điều này thể hiện thông qua việc nhà trường hợp tác với các doanh nghiệp để đặt trụ sở/văn phòng làm việc ngay trong khuôn viên trường, tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập và làm việc đúng ngành, tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay từ học kỳ II năm Nhất.
“Bên cạnh việc học đại cương, nhà trường có thể đào tạo xen kẽ một vài vị trí việc làm đơn giản của ngành ngay từ học kỳ II năm Nhất.
Như vậy, sinh viên có thể vừa học, vừa kiếm tiền tự trang trải việc học từ chính ngành của mình, không phải chạy xe ôm công nghệ, bưng bê – vốn là những công việc tốn quá nhiều thời gian. Thông qua đó, những sinh viên nghèo cũng có cơ hội tiếp cận tri thức ở bậc đại học.
Theo ông Bá Phong, làm được tất cả những điều đó, trường ấy sẽ trở thành trường đại học “xịn” và trường đại học “thực làm”.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến có thể gửi về phần bình luận dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Xin cảm ơn. |
“Tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kimđã giành chiến thắng 3-2 trước Philippines nhờ pha lập công ở những phút bù giờ cuối trận của Tuấn Hải, trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 bảng F vòng loại 2 World Cup 2026.
Những nụ cười rạng rỡ trên môi các cầu thủ tuyển Việt Nam sau tiếng còi tan cuộc. Từ trên khán đài, cựu thuyền trưởng Park Hang Seocũng nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng, cười rất tươi chúc mừng thầy trò Kim Sang Sik.
Với chiến thắng này, tuyển Việt Nam đã khép lại chuỗi 7 trận toàn thua trước đó. Không chỉ vậy, với 6 điểm đang có (2 thắng, 3 bại), thầy trò ông Kim Sang Sik thu hẹp điểm số với Indonesia do HLV Shin nắm, để thua Iraq 0-2, chỉ còn 1 điểm. Trận cuối, Việt Nam sẽ gặp Iraq, còn Indonesia đấu Philippines”.
Trong khi đó CBS phản ánh sự tương phản giữa 2 nhà cầm quân người Hàn Quốc cùng chung ở bảng F: “Chỉ có HLV Kim Sang Sik nở nụ cười, thuyền trưởng Shin Tae Young thì không.
Tuyển Việt Nam đã đánh bại Philippines 3-2 trong trận ra mắt của HLV Kim Sang Sik, trong khi Indonesia do Shin Tae Young dẫn dắt thua 0-2 Iraq.
Kết quả giúp Việt Nam có 6 điểm, bám đuổi Indonesia (7 điểm) đang xếp nhì bảng, trong khi Iraq đã sớm có vé vào vòng loại 3 World Cup 2026. Đội của HLV Shin sẽ gặp Philippines, trong khi tuyển Việt Nam làm khách Iraq, lượt cuối bảng F để quyết định suất vé đi tiếp còn lại”.
Trực tiếp & Trọn vẹn Vòng loại World Cup 2026 trên FPT Play tại: https://fptplay.vn/
“Ví dụ, ở phần đầu cá là các nguyên tố chu kỳ nhỏ (ngoại trừ các nguyên tố halogen và khí hiếm), nổi bật với hình lục giác màu vàng đại diện cho vòng benzen. Mỗi mặt của hình lục giác sẽ đại diện cho số nhóm. Khi tra cứu, người dùng sẽ tra từ trong ra ngoài, vô tình tạo ra hình ảnh một viên đá màu vàng đang tỏa ra ánh sáng.
Trong khi đó, phần đuôi cá bao gồm khí hiếm và halogen; phần thân là kim loại; phần lưng là phi kim và lanthanide…
Em cũng đặt hình ông Dmitri Ivanovich Mendeleev ở mắt cá như một sự tôn vinh người phát minh ra bảng tuần hoàn đầu tiên”.
Mất 1,5 tháng để hoàn thành sản phẩm, Phú cho biết, điều em học được trong quá trình này là sự đầu tư, tính kiên trì, quyết tâm cao độ.
“Em luôn mong muốn tìm ra cách thức biến việc học trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Để kiến thức trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, việc tự tìm tòi, tổng hợp và thể hiện thành một sản phẩm riêng là cách hữu hiệu giúp kiến thức được lưu giữ lâu hơn trong đầu”, Đình Phú nói.
Cô Nguyễn Thị Vân Anh, người hỗ trợ Phú trong quá trình hoàn thành sản phẩm, đánh giá bảng tuần hoàn này đáp ứng được các tiêu chí như tính sáng tạo, gần gũi. Cách sắp xếp các nguyên tố trên thân cá đã thể hiện học sinh nắm vững quy luật và ý nghĩa của bảng tuần hoàn gốc.
Thầy giáo Trần Đức Thắng, giáo viên Hóa của Trường THPT Marie Curie nhận xét, bảng tuần hoàn của Phú có cách thiết kế sáng tạo, độc đáo, đem lại cách nhìn mới mẻ về sự sắp xếp các nguyên tố hóa học.
“Để sáng tạo được, học sinh phải nắm được những kiến thức nền tảng, hiểu được ý nghĩa của các nguyên tố đặc biệt. Đây là những điều quan trọng giúp khơi gợi cảm hứng học tập, sáng tạo, phát triển tư duy, đồng thời thúc đẩy sự tìm tòi, nghiên cứu khoa học ở học sinh”.
Tuy nhiên, về mặt khoa học, thầy Thắng đánh giá, bảng tuần hoàn của Dmitri Ivanovich Mendeleev vẫn ưu việt bởi sự rõ ràng, đơn giản, logic và dễ nắm bắt.